Phép tính năm nhuận Lịch_Gregorius

Để bù vào sự khác biệt giữa năm theo lịch và chu kỳ của mặt trời thì cứ 400 năm phải bỏ bớt đi 3 ngày cho năm nhuận. Tính đến năm 1582 thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Ngày 24 tháng 2 năm 1582[1][2] (khi vẫn đang dùng lịch Julius), trong chiếu thư giáo hoàng Inter gravissimas, Gregorius XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng ăn khớp với nhau trở lại. Giáo hoàng lấy ngày ngay sau ngày thứ năm 4 tháng 10 năm 1582 (theo lịch Julius), đáng ra là ngày thứ sáu 5 tháng 10, thì đổi thành ngày thứ sáu 15 tháng 10 năm 1582 theo lịch mới. Và để tránh lập lại sai biệt, phép lịch mới này vẫn lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004,...), nhưng năm chia hết cho 100 sẽ là năm nhuận nếu cũng chia hết cho 400 (kể từ năm 1582 đến nay, các năm 1600, 2000 chia hết cho 400 nên là năm nhuận, những năm 1700, 18001900 không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận). Lịch mới này mang tên lịch Gregorius và được áp dụng cho đến bây giờ.

Lịch Gregorius chỉ được tính từ năm 1582. Còn đối với các năm trước năm 1582 và những ngày trước ngày 15 tháng 10 của năm này, lịch Gregorius đón trước được tạo ra bằng cách mở rộng lịch Gregorius, để tra cứu thuận tiện.